Văn hóa Người_Tạng

Các đô vật người Tạng năm 1938
Bài chi tiết: Văn hóa Tây Tạng

Tây Tạng là nơi giàu bản sắc văn hóa. Các lễ hội của người Tạng như Losar, Shoton, Linka (lễ hội), và Lễ hội Xuống nước dường đã bén rễ sâu trong tôn giáo bản địa và cũng có các ảnh hưởng từ bên ngoài. Mỗi người tham gia Lễ hội Xuống nước ba lần trong đời: khi sinh, cưới và chết. Truyền thống người Tạng tin rằng con người không nên tắm một cách ngẫu nhiên mà chỉ nên vào những dịp quan trọng.

Nghệ thuật

Nghệ thuật Tạng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, từ những bức tượng được trang trí một cách tỉ mỉ được tìm thấy tại Gompa cho đến những đồ vật được tạo thành từ gỗ và được thiết kế phức tạp của Thangka. Nghệ thuật Tạng xuất hiện trên mọi đồ vật và diện mạo của cuộc sống hàng ngày.

Nghệ thuật tranh Thangka, một sự pha tạp của các trường phái tranh Ấn Độ và sơn Nepal và Kashmir, xuất hiện ở Tây Tạng khoảng thế kỷ thứ 8. Tranh có hình chữ nhật và vẽ trên bông hoặc vải lanh, tranh thường mô tả các họa tiết truyền thống trong đó có tôn giáo, chiêm tinh, các đối tượng thần học, và đôi khi là một Mạn-đà-la. Để đảm bảo rằng hình ảnh sẽ không phai, bột màu hữu cơ và khoáng sản đã được thêm vào, và bức tranh được đóng khung trong các thổ cẩm bằng lụa đầy màu sắc.

Kịch

Nhạc kịch cổ truyền Tạng, được gọi là Ache lhamo, cón nghĩa là "chị em nữ thần" hay "chị em thiên đàng," là một sự kết hợp các điệu nhảy, tụng kinh và các bài hát. Các tiết mục thể hiện sự u sầu từ các câu truyện Phật giáo và lịch sử người Tạng.

Nhạc kịch Tạng xuất hiện từ thế kỷ 14 do Thangthong Gyalpo, vốn là một lạt ma và người xây cầu. Gyalpo, và bảy thiếu nữ do ông chọn đã tổ chức trình diễn những điệu nhạc kịch Tạng đầu tiên để gây quỹ xây dựng những cây cầu, và sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông ở Tây Tạng. Truyền thống này vẫn tiếp tục không bị gián đoạn trong gần 700 năm, và các màn trình diễn được tổ chức vào các dịp lễ hội khác nhau như lễ hội Lingka và Shoton. Việc biểu diễn thường là kịch nghệ và được tổ chức trên một sân khấu đơn sơ kết hợp các điệu múa, tiếng cầu kinh và các bài hát. Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc đôi khi cũng được sử dụng để thể hiện một nhân vật, với màu đỏ tượng trưng cho một vị vua và màu vàng thể hiện cho các vị thần và Lạt ma. Màn trình diễn bắt đầu với một cảnh xá tội và khấn Phật. Một người kể chuyện sau đó sẽ hát một bản tóm tắt của câu chuyện, và việc biểu diễn bắt đầu. Các nghi lễ tôn giáo khác cũng được tiến hành vào cuối của vở kịch. Ngoài ra còn có nhiều huyền thoại lịch sử hay sử thi bằng văn bản của các vị Lạt Ma bề trên về sự tái sinh của một "người được chọn", những người sẽ làm những điều tuyệt vời.

Kiến trúc

Cung điện Potala

Nét đặc biệt và khác thường nhất của kiến trúc Tây Tạng là nhiều ngôi nhà và tu viện được xây dựng trên cao, nắm chiếu từ phía nam. Chúng thường được làm bằng một hỗn hợp gồm đá, xi măng, gỗ và đất. Do có ít nhiên liệu để sưởi ấm hoặc thắp sáng, người ta làm nhà mái bằng để giữ nhiệt, và nhiều cửa sổ phức tạp được làm để lấy ánh sáng mặt trời. Bức tường thường dốc vào bên trong 10 độ và đây là một biện pháp phòng ngừa chống lại động đất thường xuyên ở khu vực miền núi. Nhà cửa và các tòa nhà Tạng có màu trắng sạch ở bên ngoài, và được trang trí đẹp mắt bên trong.

Đứng trên độ cao 117 mét (384 ft) và chiều rộng 360 mét (1.180 ft), Cung điện Potala được coi là ví dụ điển hình nhất cho kiến trúc Tạng. Cung điện nguyên là nơi sinh sống của Đạt-lai Lạt-ma, cung điện gồm có trên một nghìn phòng thuộc 13 tầng và là hình tượng của Đạt-lai Lạt ma trong qua khứ và cũng là một biểu tượng của Đức Phật. Cung điện được phân chia giữa ngoại Bạch cung, là nơi đóng vai trò về hành chính nội Hồng Phường, với các đại sảnh dùng để hội họp của các vị Lạt Ma, và các phòng nguyện nhỏ, 10.000 điện thờ và một thư phòng chứa Kinh Phật rộng lớn.

Dân du cư Tạng nomad và lều năm 1938.

Y khoa

Y học Tây Tạng là một trong những hình thức y khoa lâu đời nhất trên thế giới. Nó sử dụng lên đến 2.000 loại thực vật, bốn mươi loài động vật, năm mươi khoáng vật. Một trong những nhân vật quan trọng trong sự phát triển của y học Tạng là một thầy lang nổi tiếng vào thế kỷ 8 tên là Yutok Yonten Gonpo, ông đã tạo ra Tứ Y Tantra, kết hợp các nguyên liệu từ y học cổ truyền của Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Tantra có tổng cộng 156 chương theo hình thức Thangka, trong đó nói về y học cổ xưa Tây Tạng và tinh chất thuốc ở những nơi khác nhau.

Một hậu duệ của Yutok Yonten Gonpo là Yuthok Sarma Yonten Gonpo đã tiếp tục củng cố truyền thống Tạng Y bằng cách thêm vào 18 đơn thuốc. Một trong những cuốn sách của ông bao gồm các bức tranh mô tả cách bó xương bị gãy. Ngoài ra, ông biên soạn một tập hợp các hình ảnh giải phẫu của các cơ quan nội tạng.

Ẩm thực

Chiến binh người Tạng mặc áo giáp

Các món ăn Tây Tạng phản ánh một di sản phong phú của vùng đất và sự thích ứng của người dân với độ cao và ẩm thực tôn giáo. Cây trồng quan trọng nhất là lúa mạch. Bột nhào được làm từ bột lúa mạch, được gọi là tsampa, là lương thực chủ yếu của Tây Tạng. Bột nhào này sẽ được làm thành sợi mì hoặc một loại bánh bao hấp được gọi là momo. Thịt có thể lấy từ bò Tây Tạng, hoặc thịt cừu và thường được sấy khô, hay nấu chín thành một món hầm với khoai tây. Hạt mù tạt được trồng ở Tây Tạng, và nó có rất nhiều các công dụng trong ẩm thực. Sữa chua, bơ pho mát từ bò Tây Tạng cũng được sử dụng và được coi là một nét đặc trưng.

Y phục

Hầu hết người Tạng để tóc dài, mặc dù vậy trong thời gian gần đây do sự ảnh hưởng của người Hán nên một số đàn ông đã cắt tóc ngắn. Phụ nữ Tạng tết tóc thành hai bím, còn các cô gái thì tết tóc một bím. Bởi Tây Tạng có khí hậu lạnh, đàn ông và phụ nữ thường mặc quần áo dày ("chuba"). Đàn ông mặc một kiểu quần áo ngắn và có quần bên dưới. Phong cách y phục có sự khác nhau tùy theo tín ngưỡng. Người Tạng du cư thường mặc quần áo bằng da cừu.

Văn học

Tây Tạng có một nền văn học dân tộc đó có cả hai các yếu tố tôn giáo, nửa tôn giáo và thế tục. Các bản văn tôn giáo được nhiều người biết đến, Tây Tạng có thiên anh hùng ca Gesar mang tính chất nửa tôn giáo, đây là sử thi dài nhất thế giới và được cả những người ở Mông Cổ và Trung Á biết đến. Cũng có những bản văn mang tính thế tục như "Tranh cãi giữa Tea và Chang" (bia Tây Tạng) và "Lời khuyên của Khache Phalu".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Tạng http://www.tibetology.ac.cn/article2/ShowArticle.a... http://www.china.org.cn/english/culture/96152.htm http://www.ethnologue.com/ http://www.phayul.com http://www.springerlink.com/content/t132w381212312... http://www.springerlink.com/content/t5243n80x623v0... http://www.travelchinaguide.com/cityguides/tibet/p... http://wikiwix.com/cache/?url=http://www.tibet.com... http://news.xinhuanet.com/english/2003-05/26/conte... http://www.columbia.edu/cu/weai/documents/LEHMN2b....